LIÊN THÔNG CƠ ĐIỆN TỬ K5- ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CHÀO MỪNG BẠN
Đến Với Forum Của Lớp Cơ Điện Tử.
Mời Bạn ĐăngNhập Để Đóng Góp Ý Kiến Cho Forum
Chúc Bạn Luôn Vui Và Thành Công
LIÊN THÔNG CƠ ĐIỆN TỬ K5- ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
CHÀO MỪNG BẠN
Đến Với Forum Của Lớp Cơ Điện Tử.
Mời Bạn ĐăngNhập Để Đóng Góp Ý Kiến Cho Forum
Chúc Bạn Luôn Vui Và Thành Công

Thành công đến từ những việc nhỏ nhất khi bạn nghiêm túc làm...


You are not connected. Please login or register

Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì công nghiệp

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

nguyentrancuong89

nguyentrancuong89
Admin

Thiết kế là chuyển từ một ý tưởng thành sản phẩm, qui trình hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của người thiết kế và nhu cầu của người sử dụng.


Khả năng bảo trì công nghiệp là một đặc điểm của công tác thiết kế và lắp đặt có ảnh hưởng đến tổng thời gian và chi phí cần thiết để sửa chữa, kiểm thử, hiệu chuẩn hoặc điều chỉnh một bộ phận về một tình trạng nhất định khi sử dụng các qui trình và nguồn lực xác định .



Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì ( bảo trì công nghiệp ) là gì? Design for Maintainability (DFM)


Thiết kế là chuyển từ một ý tưởng thành sản phẩm, qui trình hoặc dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của người thiết kế và nhu cầu của người sử dụng.


Khả năng bảo trì là một đặc điểm của công tác thiết kế và lắp đặt có ảnh hưởng đến tổng thời gian và chi phí cần thiết để sửa chữa, kiểm thử, hiệu chuẩn hoặc điều chỉnh một bộ phận về một tình trạng nhất định khi sử dụng các qui trình và nguồn lực xác định .


Mục tiêu tối tượng của thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì công nghiệp là thiết kế các hệ thống, hệ thống phụ, thiết bị và công trình có thể được bảo trì trong thời gian tối thiểu, với chi phí thấp nhất và tiêu hao các nguồn lực hỗ trợ nhỏ nhất.


Để nhận thức mục tiêu chung của khả năng bảo trì công nghiệp là nhằm phòng ngừa hư hỏng hoặc phục hồi hệ thống/ thiết bị đã bị hư hỏng để nâng cao hiệu quả vận hành, khả năng bảo trì và đóng góp của những người có liên quan phải được xem như một phần trong qui trình thiết kế toàn diện.


Khả năng bảo trì phải được thiết kế vào hệ thống và thiết bị trong suốt giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm nhằm tránh những chi phí cao do bảo trì và/ hoặc thiết kế lại gây ra.


Khả năng bảo trì nên được bổ sung vào các yêu cầu hoạt động của hệ thống. Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì là một qui trình tiến hóa từ giai đoạn bắt đầu ý tưởng về thiết bị và kết thúc sau khi thiết bị đã được chế tạo và kiểm tra.


Các nguyên tắc của thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì


1. Thiết kế đảm bảo khả năng bảo trì là một qui trình vòng lặp kín áp dụng những nguyên tắc sau:
Dùng phương pháp làm việc theo nhóm với mục tiêu là DFM. Một nhóm phát triển sản phẩm nên bao gồm những thành viên có liên quan đến thiết kế, sản xuất, bảo trì sản phẩm và hỗ trợ khách hàng.


2. Tập hợp dữ liệu bảo trì và phát triển thành thông tin. Dữ liệu bảo trì công nghiệp có thể được tập hợp từ bộ phận làm dịch vụ của công ty, hệ thống thu thập dữ liệu tại phân xưởng, những cuộc điều tra khách hàng và những thông tin bảo hành. Dữ liệu sau đó được phát triển thành thông tin để hỗ trợ việc ra quyết định.


3. Phát triển/ xác định những khái niệm bảo trì sử dụng thông tin. Nhóm phát triển sản phẩm có thể hình thành những khái niệm bảo trì sản phẩm dựa vào thông tin từ bước 2. Khái niệm bảo trì được lựa chọn là một ràng buộc thiết kế quan trọng.


4. Thiết kế sản phẩm bằng cách sử dụng những khái niệm bảo trì đã lựa chọn. Quá trình thiết kế bắt đầu bằng việc sử dụng cách tiếp cận kỹ thuật hệ thống và các công cụ thiết kế, nguyên tắc thiết kế và các phương pháp khác.


5. Thiết kế, phân tích, kiểm nghiệm và cải tiến sản phẩm. Dựa trên những kết quả phân tích và kiểm nghiệm (nguyên mẫu các thành phần của sản phẩm hoặc thậm chí toàn bộ sản phẩm có thể được chế tạo), thiết kế được hoàn thiện. Những khái niệm bảo trì được xem lại và xét duyệt. Tính linh hoạt giảm và các chi phí thay đổi thiết kế gia tăng.


6. Chế tạo sản phẩm và đưa ra thị trường. Áp dụng các kỹ thuật để hoàn thiện thiết kế và đưa sản phẩm vào chế tạo. Ở thời điểm này, tính linh hoạt để chỉnh sửa những đặc tính bảo trì của sản phẩm thấp và chi phí thay đổi thiết kế cao.


7. Thu thập dữ liệu bảo trì tại hiện trường và phát triển thông tin. Thu thập dữ liệu sản phẩm ở dạng phản hồi của khách hàng, thông tin bảo hành, những cuộc điều tra và hoạt động dịch vụ. Thông tin nhận được từ dữ liệu này có thể được dùng để đánh giá hiệu năng của sản phẩm tại hiện trường (Bước 8 và trong thiết kế sản phẩm mới (Bước 9).


8. Thực hiện những cải tiến theo yêu cầu về độ an toàn, tính kinh tế và những các yếu tố khác. Hiệu năng tại hiện trường ban đầu có thể thấp hơn so với mong đợi và như vậy là cần phải xem xét thay đổi thiết kế, những qui trình hoặc khái niệm bảo trì. Ở thời điểm này, thay đổi sản phẩm là rất khó khăn và đắt tiền. Chỉ nên thực hiện những thay đổi khi được sự chấp nhận của khách hàng, đảm bảo an toàn hoặc có hiệu quả kinh tế.


9. Quá trình DFM lặp lại với thế hệ sản phẩm kế tiếp. Dựa trên thông tin từ các dữ liệu thực tế, thiết kế đảm bảo cho quá trình bảo trì sau này được lập lại cho thế hệ sản phẩm kế tiếp. Các qui tắc thiết kế có thể được xem xét lại , những công cụ mới cần được phát triển và các phương pháp thiết kế phải được đánh giá hiệu lực và xét duyệt lại.


Nguồn : Vinamain.com

http://sinvietelevator.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết